Khi nghiên cứu các hiện
tượng tự nhiên, trong Vật lí học người ta thường dùng phương pháp thực nghiệm:
tiến hành các phép đo các đại lượng vật lí đặc trưng cho hiện tượng, xác định
mối liên hệ giữa chúng, từ đó rút ra quy luật vật lí.
Để
thực hiện các phép đo, ta phải có các dụng cụ đo. Tuy nhiên trong thực tế, hầu
như không một dụng cụ đo nào, không một phép đo nào có thể cho ta giá trị thực
của đại lượng cần đo. Các kết quả thu được chỉ là gần đúng. Vì sao vậy? Điều
này có mâu thuẫn hay không với quan niệm cho rằng Vật lí là một môn khoa học chính
xác? Để trả lời câu hỏi này, trước hết ta cần làm rõ khái niệm: phép đo các đại
lượng vật lí là gì? vì sao có sự sai lệch giữa giá trị thực của đại lượng cần
đo và kết quả đo? Từ đó xác định kết quả
và đánh giá được độ chính xác của phép đo.Dưới đây là link bài giảng về Lý Thuyết Sai Số cùng một số Lưu ý khi vào phòng thí nghiệm Vật Lý
Click vào ĐÂY